Theo tiết lộ của một số người tham gia môn thể thao này, người chơi golf có thể phải chi hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng cho mỗi buổi chơi golf.
Golf từ lâu đã được biết tới là môn thể thao “quý tộc”, không dành cho tất cả mọi người bởi các khoản chi phí từ lúc đi học cho tới khi bước vào sân chơi rất lớn.
Các khoản phí mà người chơi có thể phải chi trả cho mỗi buổi chơi golf có thể kể tới như trang thiết bị phụ kiện, quần áo, chi phí thuê xe, sân bãi,… Chính vì vậy, những người thường xuất hiện trên golf chủ yếu là giới đại gia, doanh nhân, nhà tài phiệt,…
Chi phí thuê sân giá bao nhiêu?
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều sân golf khác nhau, với chất lượng và giá cả cũng khác nhau. Chi phí thuê sân thường là khoản phí lớn nhất mà người chơi phải chi trả cho mỗi buổi đi chơi golf.
Golf từ lâu đã được biết tới là môn thể thao “quý tộc” không dành cho tất cả mọi người
Theo một số chuyên trang về golf, việc người chơi trả tiền để thuê sân không đơn thuần chỉ là các khoản phí thuê diện tích để đánh golf, mà chi phí này còn bao gồm việc thuê cảnh quan trong sân để thư giãn.
Thậm chí, một số sân golf còn mở cả dịch vụ cho khách vào tham quan mà không nhất thiết phải chơi golf. Tất nhiên, chi phí vào tham quan và chi phí thuê sân để chơi golf có sự chênh lệch nhất định.
Chia sẻ với phóng viên, đại diện một công ty chuyên cung cấp sân chơi golf ở Hà Nội cho biết, phí vào sân golf của hệ thống Vinpearl Golf của công ty ngày thường dao động 1,6- 1,95 triệu đồng, cuối tuần cao hơn, là 2,05 – 2,35 triệu đồng. FLC Golf áp dụng phí 1,5 – 1,7 triệu đồng cho ngày thường, 2,1 – 2,5 triệu đồng cho ngày cuối tuần. Cũng theo người này, mức giá trên là dành cho các sân golf 18 hố, những sân golf 36 hố có giá cao hơn.
Một số sân golf có mức phí vào sân được tính theo giờ như Tam Dao Golf Resort, Dai Lai Golf Club, Thanh Lanh Valley and Resort, Legend Hill Golf Resort, Tuần Châu Golf Resort.
Cụ thể, mức phí vào sân rẻ nhất rơi vào khung giờ từ 5h đến 9h sáng ngày thứ hai hàng tuần và đắt nhất là vào ngày cuối tuần (thứ 7 và chủ nhật). Tùy thuộc vào mỗi sân mà mức giá trên có hoặc không có suất ăn nhẹ, nước uống, caddie (nhân viên phục vụ trên sân golf).
Với sân Tuần Châu Golf Resort chỉ có 2 mức phí là sau 15h và trước 15h. Theo đó, trước 15h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 là 1,5 triệu đồng, sau 15h là 1,8 triệu đồng. Còn thứ 7, chủ nhật trước 15h là 2,5 triệu đồng, sau 15h là 2,8 triệu đồng.
Hàng loạt chi phí kèm theo khác
Với những người chơi bộ môn “quý tộc” này, những thứ không thể thiếu khi xuất hiện trên sân golf có thể kể đến như gậy đánh golf với mức giá từ vài chục triệu tới hàng trăm triệu đồng.
Tiền thuê sân bãi là khoản chi phí lớn nhất, ngoài ra còn hàng loạt các chi phí kèm theo khác
Giày golf dao động từ 4 – 8 triệu đồng; Găng tay chơi golf có giá khoảng 250.000 – 1 triệu đồng còn găng vải có giá khoảng 200.000 – 500.000 đồng.
Các loại phụ kiện khác sẽ tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Tất nhiên, chi phí cho các loại phụ kiện cũng sẽ khác nhau, dựa trên nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung cũng không hề rẻ so với các môn thể thao khác.
Anh Trần Thanh H. (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, anh thường đi đánh golf một lần một tuần, mỗi lần hết 2,5 triệu đồng (2 triệu đồng tiền sân, 500.000 đồng tiền caddie). “Ngoài chơi golf giải trí, tôi còn bàn công việc trên sân nên hay tới đây. Một là tôi đặt sân trực tiếp, hai là đặt thông qua ứng dụng, đại lý nếu sắp xếp được thời gian trước”, anh H. nói.
Theo anh H., việc gia nhập vào bộ môn “nhà giàu” không khó khi người chơi chỉ cần bỏ ra 10 – 15 triệu đồng để học một khóa dạy chơi golf. Sau đó, tùy thuộc vào khả năng tài chính mà mọi người mua gậy, quần áo đi kèm. Còn phí vào sân dao động 1,5 – 2,5 triệu đồng cho ngày trong tuần, cuối tuần khoảng 2,8 – 3,2 triệu đồng.
Thực tế, đa số người chơi golf thuộc tầng lớp doanh nhân, CEO, giới thượng lưu,… nên đôi khi họ có thể không quá quan tâm tới các khoản chi phí mà chỉ chú ý đến chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, một số sân golf cũng cung cấp các dịch vụ ưu đãi, giúp người chơi có thể tiết kiệm “kha khá” khi đăng ký